Chồng của Aamma, ông Sibaram Palo, cho rằng vợ đã không qua khỏi nên sắp xếp đưa thi hài đến nơi hỏ.a táng trong một chiếc xe tang.
Do kinh tế gia đình bà gặp nhiều khó khăn, nên người dân địa phương đã quyên góp tiền để lo hỏ.a táng cho người phụ nữ. Ảnh minh họa: Action Press/ Rex Features.
Ông nói với Times of India: “Chúng tôi nghĩ rằng bà ấy đã ch.ết nên thông báo cho mọi người và sắp xếp một chiếc xe tang để chở t.hi th.ể đến nơi hỏa táng”.
Bà K Chiranjibi – người đi cùng th.i h.ài của bà Aamma trên xe tang cho biết mọi người chuẩn bị giàn thi.êu hòa táng gần như xong khi bà ấy mở mắt.
Bà Chiranjibi chia sẻ :“Ban đầu chúng tôi rất sợ hãi vì chưa bao giờ chứng kiến điều đó, mặc dù chúng tôi từng nghe một số câu chuyện như vậy”.
Người lái xe tang, ông Khetrabashi Sahu, đón “t.hi th.ể” của bà Aamma từ nhà gia đình bà lúc 9h, và nửa giờ sau đó đưa bà trở về nhà “còn sống và còn thở”, từ khu hỏa táng, theo truyền thông địa phương.
Theo nhà hỏa táng, cư dân địa phương không cần trình giấy chứng tử để thực hiện nghi lễ cuối cùng cho một thành viên trong gia đình.
Nghi thức cuối cùng cực kỳ quan trọng trong văn hóa Ấn Độ và gắn liền với môi trường tự nhiên.
Khi một người ch.ết, t.hi th.ể được đặt trên thảm cỏ hoặc sàn nhà. Điều này tượng trưng cho cái chết xảy ra trong vòng tay của đất.
Một loại nước đặc biệt được rót vào miệng người đã khuất, người nhà thắp nến và đặt một bát cơm gần thi thể.
T.hi th.ể sau đó phải được đưa đến lò hỏa táng và đôi mắt được che lại.
May mắn thay, gia đình Bujji Aamma rõ ràng đã bỏ sót chi tiết này nên họ có thể nhận thấy khi bà mở mắt trên xe tang.
Đây không phải lần đầu tiên ghi nhận trường hợp người sống dậy từ “cõi ch.ết” ở Ấn Độ.
Vào tháng 10/2023, một em bé sơ sinh được cho là đã ch.ết non. Vụ việc xảy ra ở thành phố Silchar.
Người cha, Ratan Das, 29 tuổi, được bệnh viện tư thông báo tin này ngay sau khi vợ anh sinh con.
Em bé được cấp giấy chứng t.ử và chỉ khi gia đình đưa th.i h.ài em đến lò hỏa táng, đứa trẻ sơ sinh mới bắt đầu khóc.
Hạ Cúc