Cùng với cả nước, các lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ, găm hàng nhằm tháo túng giá cả các mặt hàng lúa, gạo trên địa bàn…. Thanh Hóa triển khai các biện pháp ngăn chặn nạn đầu cơ, găm hàng “bắt tay nhau” đẩy giá gạo tăng

Thanh Hóa triển khai các biện pháp ngăn chặn nạn đầu cơ, găm hàng “bắt tay nhau” đẩy giá gạo tăng

Trong bối cảnh giá lúa gạo thế giới tăng mạnh, thị trường trong nước đã xuất hiện tình trạng đầu cơ, găm hàng, các thương lái tranh nhau thu mua thóc với giá cao hơn doanh nghiệp, các đại lý gạo đẩy giá bán cao bất thường.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi đã có chỉ đạo về việc phối hợp triển khai công tác bình ổn thị trường thóc, gạo trên địa bàn tỉnh này.

CHỦ ĐỘNG CÁC PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ

Sở Công Thương Thanh Hóa đã đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa thống kê sản lượng sản phẩm thóc gạo trên thị trường hiện nay (qua các doanh nghiệp kinh doanh, sơ chế) và dự báo tình hình sản lượng sản phẩm thóc, gạo trên địa bàn tỉnh sản xuất trong thời gian tới; đánh giá khả năng cung ứng cho thị trường nội tỉnh.

Trong trường hợp thị trường mặt hàng thóc, gạo có biến động bất thường chủ động xây dựng giải pháp, phối hợp cùng với Sở Công Thương để tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa có biện pháp xử lý.

Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống kê danh sách các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh sản phẩm thóc, gạo trên địa bàn tỉnh; đề nghị các cơ sở nêu trên chủ động xây dựng phương án và có cam kết dự trữ đảm bảo nguồn hàng thóc, gạo cung ứng cho thị trường tỉnh Thanh Hóa từ nay đến cuối năm 2023 và giai đoạn Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 với giá bình ổn. Danh sách và khả năng cung ứng của các cơ sở nêu trên, đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi về Sở Công Thương trước ngày 31/8/2023 để Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo phòng Kinh tế Hạ tầng, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường thóc, gạo, phối hợp và vận động các doanh nghiệp, các cơ sở sơ chế, chế biến và kinh doanh thóc gạo trên địa bàn có phương án dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường từ nay đến cuối năm 2023 và giai đoạn Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 với giá bình ổn.

By admins